Trai sông hay còn được biết đến với tên gọi là trai nước ngọt. Chúng thường được chế biến thành các món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về loại động vật này.
Nội dung bài viết
Con trai sông là con gì?
Con trai sông thường được bán nhiều ở chợ và khá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, khi nhắc đến trai sông nhiều người chỉ biết đây là một trong những loài động vật sống dưới nước. Trai sông thường được chế biến món ăn, chứ không thực sự hiểu rõ.
Thực tế, con trai sông còn có tên gọi khác là trai nước ngọt. Chúng thuộc động vật ngành thân mềm, họ hai mảnh vỏ. Nó thường sống trên mặt bùn ở đáy hồ ao, sông ngòi.
Đặc điểm, tập tính của trai sông
Trai sông gồm 2 vỏ khép chặt lại với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi, cùng với 2 cơ khép vỏ để điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Trong đó:
– Vỏ trai có: 2 mảnh, 2 dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ. Đầu vỏ trai hơi tròn, phần đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai. Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi, mặt trong tạo thành khoang áo( 2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân).Đầu tiêu giảm, dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo nguồn thức ăn, cũng như khí oxy, nước theo ống thoát ra ngoài.
– Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng, dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ, điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai sông chết, vỏ trai sẽ mở ra. Phần vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa, và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.
Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau, tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra. Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào.
Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn thức ăn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước. Lượng nước mà trai sông lọc mỗi ngày lên đến 40 lít nước.
Trai sông sinh sản như thế nào?
– Trai sông thụ tinh ngoài, cơ thể trai phân tính có trai đực và trai cái.
– Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực, sau đó di chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh. Trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang của trai mẹ, trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thời ở đây giàu dưỡng khí và thức ăn.
– Ấu trùng bám vào da mang cá trong vài tuần nữa mới rơi xuống bùn, và phát triển thành trai trưởng thành.
– Sau đó, trai sông sẽ di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxi và được bảo vệ.
Cách di chuyển của trai sông
Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưới rìu thò ra, nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác mở vỏ mà trai sông di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ từ 20- 30cm/ giờ. Nguyên nhân là do cơ chân của trai sông phát triển kém, nên khi di chuyển sẽ để lại một đường rãnh trên bùn bằng phẳng.
Tốc độ di chuyển của con trai sông là 20- 30cm/giờ. Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm ở bên trong. Nhờ lớp vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm cơ thể trai.
Tác hại của trai sông
Trai sông là một trong những loại động vật được nhiều người yêu thích, bởi công dụng mang đến cho sức khỏe. Tuy nhiên, những tác hại của trai sông là điều mà không phải ai cũng biết, bởi ăn trai sông sai cách ,cũng như không đúng thời điểm sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
Sau đây là những tác hại của trai sông phải kể đến như:
– Gây dị ứng: Nhiều người bị dị ứng với hải sản, và trai sông cũng không ngoại lệ. Trai sống sẽ gây dị ứng với những người mẫn cảm với protein, vì vậy những người có cơ thể mẫn cảm tốt nhất cần cẩn thận khi lựa chọn trai sông để chế biến món ăn.
– Ăn trai sông bị ngộ độc: Bạn đã bao giờ nghe nói ăn trai sông bị ngộ độc chưa, trên thực tế đã xảy ra, và bạn cần lưu ý. Bởi trai sông không tự tiết ra độc tố, nhưng các loại thức ăn mà nó ăn lại có chứa độc tố. Các loại chất độc này sẽ không bị phân hủy trong nhiệt độ cao, khi bạn nấu chín thì vẫn có nguy cơ bị ngộ độc.
– Gây nhiễm độc kim loại: Trai sông có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như chì, thủy ngân, catmi. Vì vậy, khi con người ăn phải, sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
– Làm bệnh gout nghiêm trọng hơn: Lượng mg purines có trong trai sông khá cao, do vậy những người bị bệnh gout khi ăn trai sông sẽ khiến lượng axit uric trong máu tăng cao, gây ra các cơn đớn.
Trai sông mặc dù được chế biến thành những món ăn ngon, và bổ dưỡng. Tuy nhiên bạn nên tham khảo cũng như cân nhắc trước khi lựa chọn để đảm bảo an toàn cho mình và các thành viên trong gia đình.