Hươu sao là loài động vật quý hiếm, có giá trị cao về mặt thương mại. Loài động vật này mang lại giá trị lớn cho thương nhân Việt Nam. Hiện có rất nhiều trang trại nuôi loài hươu này để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để có kỹ thuật nuôi Cervus nippon đạt giá trị cao, bạn cần phải hiểu những đặc điểm, tập tính cũng như mùa giao phối, sinh sản của chúng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật đầy đủ thông tin khái quát về loài đồng vật này để bạn cùng tham khảo.
Nội dung bài viết
Hươu sao
Hươu sao là loài động vật thuộc nhóm nhai lại với 13 phân loài được mô tả gắn liền các địa phương, trong đó có Việt Nam. Chúng còn có tên khoa học là Cervus nippon. Đây là loài động vật có vóc dáng tương đối nhỏ, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á.
Loài Hươu Sao phân bố nhiều ở miền Bắc Việt Nam, phía Đông và Đông Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và phía Đông, Đông Nam Liên Xô cũ. Hiện tại, loài hươu sao này sinh sống hoang dã khá ít. Tại các nước đều chỉ còn số lượng ít, duy nhất Nhật Bản duy trì số lượng lớn Hươu sao hoang dã trong tự nhiên.
Đặc điểm, hình dáng loài hươu sao
Cơ thể hươu sao rất săn chắc, con cái có khi trưởng thành sẽ có cân nặng khoảng 30- 40kg. Đối với con hươu đực, trưởng thành chúng sẽ có cân nặng nhỉnh hơn hươu cái một chút, khoảng 40- 70kg. Dòng hươu sao đực sẽ có thêm cặp sừng chia thành 4 nhánh nhỏ phía trên đầu. Đây cũng là bộ phận tạo nên giá trị lớn nhất của hươu sao.
Lông da loài hươu sao màu vàng đậm, các con cái sẽ có màu nhạt hơn con đực. Bên cạnh đó, vùng da ở thân hươu có đốm trắng, hình tròn gọi là sao. Kích thước của các hình sao này sẽ tăng dần từ lưng và lớn ở phía bụng, hông. Dọc sống lưng hươu sao từ vai xuống hông sẽ có hai hàng sao, các sao trên mình không tạo thành hàng rõ rệt. Từ phần gáy xuống cổ và dọc sống lưng có vệt lông màu sẫm chạy giữa hai hàng sao. Phần chân và đầu sẽ không có sao như phần thân.
Đuôi hươu có túm lông màu trắng viền đen gần góc đuôi. Phần mặt dưới đuôi trần, những sợi lông màu trắng dài khoảng 4- 6 cm. Sừng hươu là biểu tượng và đặc trưng về sức mạnh của chúng. Nhưng chỉ có hươu đực mới có cặp sừng giá trị. Sừng hươu đực mọc lần đầu khi chúng được một năm tuổi, gọi là sừng sơ sinh. Chưa hết, sừng hươu sao đực còn có khả năng tái sinh hàng năm. Tức là, sau khi bị cưa sừng, hươu đực sẽ có khả năng mọc sừng mới, gọi là lộc nhung.
Đặc điểm sinh trưởng, giao phối và sinh sản
Mùa động dục và sinh sản của hươu sao thay đổi theo từng vùng khí hậu sinh thái và điều kiện chăm sóc khác nhau. Thời kỳ sinh sản của chúng thường bắt đầu vào mùa hạ, kéo dài đến cuối mùa đông. Nhất là vào khoảng tháng 8 đến cuối tháng 10, chúng bắt đầu sinh sản nhiều.
Tới mùa sinh sản, hươu đực sẽ ăn kém hơn, kêu nhiều, giọng khàn khàn, thường sẽ hung dữ hơn nhiều. Hơn nữa, dịch hoàn của chúng phát triển mạnh, dương vật có dịch và mùi đặc trưng để hấp dẫn con cái. Do hươu đực giao phối nhiều lần nên phần đầu bao dương vật của chúng sẽ luôn ẩm ướt. Sau thời gian phối giống, số lượng hươu đực sẽ bị giảm đi từ 10- 20%.
Hươu cái sau một năm tuổi sẽ bước sang giai đoạn thành thục hơn. Khi tới mùa động dục, cơ thể chúng sẽ có một số biểu hiện như mép âm hộ sưng đỏ, dịch chảy ra. Thời kỳ đầu, niêm dịch của hươu cái trong suốt. Thời kỳ giữa sẽ đặc niêm dịch hơn và chảy ra ngoài âm hộ. Hươu cái cũng sẽ biếng ăn, thích nằm và thích được vuốt ve và thích gần hươu đực khi động dục.
Hươu cái động dục sẽ rơi vào khoảng tháng 6 đến tháng 9, một số cá thể có khả năng kéo dài đến tháng 11 và 12. Thời gian động dục khoảng 1 đến 3 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Đây là thời điểm giao phối phù hợp, đạt kết quả cao nhất nếu bạn nuôi hươu sao.
Theo đó, thời gian mang thai của hươu cái sẽ khoảng 7 tháng rưỡi, tức 219 ngày. Nếu là con so thì thời gian mang thai sẽ muộn hơn con dạ. Khi hươu mang thai đến khoảng tháng thứ 6, tháng 7 thì bầu sữa bắt đầu sa xuống dần. Bầu vú căng và đẩy về phía trước, núm vú đỏ hồng.
Hươu sao sống ở đâu?
Hươu sao là loài động vật ăn cỏ nên chúng thường sinh sống ở các vùng có nhiều trảng cỏ, rừng thưa nhiều cỏ non, lá non và gần nguồn nước. Thông thường chúng sẽ sống ở khu vực có độ cao không quá 500m. Đồng thời, hươu sao có tập tính kiếm ăn vào ban đêm để tránh né những loài động vật ăn thịt khác.
Hiện nay, hươu sao phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt tại các quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, phía đông và đông nam Liên Xô cũ, Triều Tiên,.. Đồng thời, do giá trị kinh tế cao nên loài động vật này còn được du nhập chăn nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hươu sao Việt Nam
Thời gian trước đây, hươu sao được phân bố khá nhiều ở Việt Nam tại các địa phương như Bắc Cạn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh… Tuy nhiên, do tình trạng săn bắt bất hợp pháp khiến cho loài động vật này dần trở nên khan hiếm và có xu hướng tuyệt chủng.
Cho đến thời điểm hiện tại, hươu sao hoang dã ở nước ta còn không nhiều, chỉ còn những đàn hươu thuần hóa, nuôi dưỡng tập trung. Hươu sao tập trung nuôi dưỡng nhiều nhất ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình. Tại các tỉnh này có nhiều trang trại nuôi hươu sao với số lượng lên tới vài chục con.
Trên đây là những thông tin tổng quan về loài động vật ăn cỏ, có giá trị cao về mặt thương mại- Hươu sao chúng tôi chia sẻ để bạn tham khảo. Sự xuất hiện và tồn tại của loài động vật quý hiếm này tạo nên hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, phong phú. Đồng thời, chúng cũng mang lại nguồn thu khá lớn cho người lao động Việt Nam.