Động vật lưỡng cư là gì? Các loài lưỡng cư phổ biến 

động vật lưỡng cư

Động vật lưỡng cư là một họ đa chủng loại về loài vật mà chúng ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi. Một số loài lưỡng cư còn được sử dụng để làm thực phẩm. Vậy lưỡng cư có đặc điểm, phân loại, môi trường sống, cũng như vai trò của chúng trong tự nhiên như thế nào?  Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Động vật lưỡng cư là gì?

Động vật lưỡng cư hay còn có tên tiếng Anh là Amphibian, đây là một lớp động vật có xương sống nhưng khác với lớp thú là chúng có máu lạnh. Tất cả các loài lưỡng cư hiện đại đã được biết đến đều là phân nhánh Lissamphibia của nhóm lớn Amphibia. 

Lưỡng cư phải trải qua quá trình phát triển từ ấu trùng sống ở dưới nước tới trưởng thành có phổi để hít thở không khí, tuy nhiên một số loài động vật lưỡng cư đã tiến hóa bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước do dễ gặp nguy hiểm. Da của lưỡng cư hoạt động như cơ quan hô hấp phụ, một số loài như kỳ giông và ếch thiếu phổi, chính vì vậy mà việc hô hấp của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào da. 

Lưỡng cư có hình dáng gần giống với loài bò sát, tuy nhiên bò sát, chim và động vật có vú khác là các loài động vật không cần nước để có thể sinh sản được. Trong những thập kỷ gần đây, cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu đã có sự suy giảm số lượng của nhiều loài lưỡng cư trên thế giới.

một số loài lưỡng cư

Hình ảnh một số loài lưỡng cư
Hình ảnh một số loài lưỡng cư

Các động vật lưỡng cư đầu tiên bắt đầu tiến hóa trong giai đoạn từ kỷ Devon, bắt nguồn từ cá vây tay có phổi và vây chân. Loài này phát triển đa dạng và trở thành nhóm động vật thống trị trong suốt kỷ Cacbon và kỷ Permi, nhưng sau đó đã được thay thế bằng các loài bò sát và động vật có xương sống khác. Theo thời gian, động vật lưỡng cư tiến hóa giảm kích thước và mức độ đa dạng, chỉ còn lại lớp hiện đại là Lissamphibia.

Các loài động vật lưỡng cư phổ biến

Hiện nay có ba bộ hiện đại của động vật lưỡng cư là Anura (loài ếch và cóc), Caudata/Urodela (loài kỳ giông) và Gymnophiona/Apoda (bộ không chân). Số lượng theo ước tính của chúng vào khoảng 7.000, trong đó, các loài ếch nhái chiếm phần lớn (90%). 

Các động vật lưỡng cư nhỏ nhất (và có xương sống) trên thế giới được ghi nhận là loài ếch ở New Guinea (Paedophryne amauensis) với kích thước khoảng 7,7 mm. Ngoài ra, động vật lưỡng cư lớn nhất còn tồn tại là loài kỳ giông khổng lồ ở Trung Quốc (Andrias davidianus), loài này có kích thước lên tới 1,8 m. Khoa học chuyên nghiên cứu về động vật lưỡng cư được gọi là batrachology, trong khi đó nghiên cứu về hai loài bò sát và lưỡng cư được gọi là herpetology.

Lưỡng cư sống ở môi trường nào?

Bò sát, chim và động vật máu nóng là các động vật sinh sản có màng ối, trứng của chúng được đẻ ra ngoài hoặc mang trong cơ thể con cái và được bao bọc xung quanh bởi nhiều màng. Tuy nhiên ở loài lưỡng cư lại thiếu các màng này, chính vì vậy mà động vật lưỡng cư cần khu vực nước để sinh sản. 

Mặt khác, chúng không sinh sống phổ biến ở biển trừ một vài loài ếch sống trong vùng nước lợ của các đầm lầy ngập mặn. Trên cạn, động vật lưỡng cư ưa thích sống trong các môi trường ẩm ướt hoặc đầm lầy do chúng cần phải giữ cho da ẩm thì mới có thể tồn tại được.

Lưỡng cư là loài động vật biến nhiệt

Hầu hết các loài lưỡng cư là các loài động vật có xương sống máu lạnh, chúng không thể duy trì thân nhiệt qua các quá trình trao đổi chất như lớp thú. Tốc độ trao đổi chất của chúng thấp và kết quả là máu và năng lượng cung cấp cho cơ thể cũng bị giới hạn. 

Đối với lưỡng cư trưởng thành, có các tuyến lệ và mắt 1 mí có thể di chuyển được, và hầu hết các loài có tai có thể cảm nhận được máy bay hoặc rung động của môi trường xung quanh. Lưỡi của động vật lưỡng cư có cơ, mà ở một số loài chúng có thể nhô ra ngoài. 

Động vật lưỡng cư hiện đại có đốt sống được hóa xương hoàn toàn với các lớp đệm nối khớp. Xương sườn của chúng thường ngắn và có thể bị nhầm lẫn với đốt sống. Hộp sọ của chúng hầu hết là rộng và ngắn, và thường không được hóa xương hoàn chỉnh.

loài động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới
loài động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới

Da của chúng chứa ít keratin và không có vảy, ngoài một vài vảy giống như cá ở các loài Gymnophiona nhất định. Da của chúng chứa nhiều tuyến nhờn và ở một vài loài có các tuyến chứa chất độc. 

Tim của động vật lưỡng cư có 3 ngăn, 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. Chúng có bàng quang và các chất thải gốc nitơ được tiết ra chủ yếu ở dạng nước tiểu. Hầu hết động vật lưỡng cư đẻ trứng trong nước và ấu trùng trong nước phải trải qua giai đoạn tiến hóa để trở thành con trưởng thành sống trên cạn. 

Động vật lưỡng cư hô hấp bằng phương thức bơm, không khí đầu tiên được đẩy xuống khu vực hầu họng qua lỗ mũi. Sau đó lớp màng hậu họng đóng lại và không khí được đẩy vào phổi bằng cách thắt cổ họng lại. Một phương thức hô hấp khác của loài này là trao đổi khí qua da.

Vai trò của động vật lưỡng cư

Động vật lưỡng cư là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên. Lưỡng cư rất có ích cho sản xuất nông nghiệp do thức ăn của chúng là các loài sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm. Ngoài ra, lưỡng cư còn có khả năng tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi…

Đối với con người, lưỡng cư có giá trị thực phẩm như thịt ếch đồng. Bên cạnh đó, thịt của loài cóc còn được dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em. Nhựa cóc còn được dùng để chữa động kinh. Ếch đồng được sử dụng làm động vật thí nghiệm trong các trường học, ếch giun có giá trị thẩm mĩ và khoa học, cá cóc Tam Đảo còn được làm cảnh và ngâm rượu có giá trị…

Trên đây là những thông tin về các đặc điểm chung, môi trường sống cũng như tập tính hành vi của loài động vật lưỡng cư. Nếu các bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về thiên nhiên kỳ thú quanh ta, hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *