Nai là loài động vật ăn cỏ có bản tính hiền lành, dễ thương. Chúng ta thường được nhìn ngắm, thậm chí sờ vuốt con nai trong sở thú hoặc trại nuôi nai. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết về đặc điểm, tập tính cũng như sinh sản của loài nai. Để hiểu hơn về loài động vật hiền lành, đáng yêu này hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Con nai là con gì?
Nai là loài động vật có vú, nhai lại thuộc phân họ hươu. Tuy nhiên, Nai không hoàn toàn giống cả về hình dáng, đặc tính với loài hươu. Con nai có tên khoa học là Rusa Unicolor. Chúng được tìm thấy vào năm 1782 bởi nhà khoa học Kerr. Ngoài tên khoa học Rusa Unicolor, con nai còn có tên tiếng anh là Sambar deer.
Con nai có đặc điểm gì?
Con Nai có vóc dáng to lớn, khỏe, thân dài khoảng 1,8 đến 2 mét. Vai cao từ 1,4 đến 1,6 mét, cân nặng khi Nai trưởng thành lên tới khoảng 2 tạ. Đặc điểm nổi bật nhất của loài Nai chính là trên cổ có một đường sọc nâu sẫm chạy dọc sống lưng đến đuôi.
Bộ móng của loài Nai rất cứng, giúp chúng dễ dàng leo lên những vùng đồi núi đầy sỏi đá. Bốn chân thon dài và chắc khỏe, cho Nai leo vách dốc dựng đứng dễ dàng, xứng danh “ kiện tướng leo núi”.
Khuôn mặt con Nai khá dài, tai to mọc dựng đứng trên đỉnh đầu, mắt to trông rất hiền lành. Ngoài ra, tuyến dưới ổ mắt của chúng ngay lập tức phình to bằng con mắt khi Nai nổi giận hay hoảng sợ.
Nai đực và Nai cái có màu lông khác nhau, khá dễ nhận biết. Với con nai đực, trên lưng thường có màu nâu đen hoặc nâu sẫm, dưới bụng có màu trắng vàng, lông nhạt hơn nai cái, có màu đỏ. Nai đực có cặp sừng dài, mỗi sừng có ba nhánh.
Sừng của chúng mọc ra từ phía sau đầu, chếch ra ngoài tạo thành hình chữ U. Đoạn trên sừng nhẵn bóng, phần dưới hơi xù xì, đến đoạn cuối có một vòng sừng khá giống cối xay. Sừng của chúng thường rất dài, khoảng 70- 80cm, có con dài đến 125cm. Loài Nai sẽ bắt đầu mọc sừng vào khoảng 2 tuổi hoặc 20 tháng tuổi thành thục.
Con nai có phải hươu không?
Con nai thuộc phân họ hươu, nên khá nhiều người nhầm tưởng nai là con hươu. Mặc dù hình dáng con nai na ná giống con hươu nhưng chúng là hai loài hoàn toàn khác nhau, không phải là một. Hơn nữa, con nai có đặc điểm nhận dạng nổi bật, rất dễ nhận ra.
Nai có phần gạc dài, dày và chia thành nhiều nhánh nhỏ. Cơ thể Nai chắc khỏe hơn hươu. Màu sắc của nai cũng rất đa dạng, còn hươu chỉ có màu nâu đỏ. Điểm này khá dễ để bạn phân biệt hươu và nai. Chính vì thế, con nai không phải hươu, bạn hãy để ý quan sát tránh nhầm lẫn giữa hai loài khác biệt này.
Con Nai ăn gì?
Loài nai là động vật chuyên ăn thực vật. Chúng thường kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn chủ yếu của chúng là lá non, thân cây mềm, cây bụi, cỏ non và trái cây rụng. Chúng chỉ ăn các loại thực vật tươi, đối với lá rụng và cây khô Nai sẽ không ăn. Chính vì thế, loài động vật này thường có xu hướng di cư vào mùa khô để tìm kiếm thức ăn tươi và nước uống cho mình.
Môi trường sống, địa bàn cư trú và tập tính của loài Nai
Nai đực thường có xu hướng sống cá thể, cô đơn một mình không theo đàn. Chỉ đến mùa ghép đôi, nai đực mới tụ tập thành đàn. Đối với nai cái, chúng thường sống theo bầy đàn, mỗi đàn có khoảng 5 đến 6 con.
Môi trường sống của loài nai thường ở những trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây non, cỏ non… Ban ngày nai chỉ tìm nơi kín đáo, yên tĩnh để ngủ nghỉ, cho tới khi trời tối chúng mới ra ngoài đi kiếm ăn.
Loài nai được phân bố khá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chúng địa bàn cư trú tập trung nhiều cá thể nhất phải nói đến khu vực Châu Á. Tại một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Ở Việt Nam, là địa bàn sinh sống chủ yếu của loài nai đen.
Tập tính sinh sản của con nai
Loài nai sinh sản theo hình thức hữu tính, tức phải có hình thức ghép đôi giữa con đực và con cái mới có thể sinh ra cá thể mới. Nai sinh sản bằng phương thức đẻ con và nuôi nai con bằng sữa mẹ trực tiếp.
Mùa giao phối và sinh sản của loài nai rơi vào đầu mùa thu cho đến hết mùa xuân năm sau. Vào mùa giao phối, nai sẽ ít ăn. Nai đực sẽ hung hãn, đi lại nhiều để tìm con cái. Khi tìm được đối tượng, nai đực sẽ cúi gằm xuống, sừng chĩa về phía trước, hai chân trước cào bới đất như chuẩn bị lao vào cuộc chiến. Hai dịch hoàn sẽ cương to và tiết ra nước màu nâu đen khai, hôi ở dương vật.
Với nai cái, thời gian động dục sẽ kéo dài 1 đến 3 ngày, chúng thích gần con đực. Vùng âm hộ nai cái xung huyết phồng to và tiết ra dịch nhờn màu trắng. Nai đực có thể thành thục sinh dục từ năm 2 tuổi, nai cái sớm hơn, từ 12 đến 14 tháng tuổi đã sẵn sàng phối giống.
Sau khi đẻ từ 2 đến 4 tháng, nai cái đã có thể động dục trở lại. Thời gian mang thai của nai cái khoảng 8 tháng. Một số cá thể sẽ mang thai thời gian dài hơn, lên đến khoảng 9 tháng.
Mỗi lần sinh sản, nai cái chỉ đẻ 1 con, nhưng với một số trường hợp đặc biệt thì chúng có thể đẻ 2 con cùng lúc. Tuy nhiên, khả năng sinh đôi ở nai cái là vô cùng hiếm.
Nai con khi sinh ra sẽ có cân nặng khoảng 5 đến 8kg. Chúng có thể tự đứng lên bú mẹ sau khi sinh ra khoảng nửa ngày. Và tới khoảng 5 đến 15 ngày tuổi, nai con có thể ăn được các loại cỏ non. Sau khoảng 1 tháng, nai con bắt đầu xuất hiện tập tính nhai lại đặc trưng của loài ăn cỏ. Ở một số dòng nai, khi mới sinh trên cơ thể sẽ có đốm sáng và đốm sáng này sẽ dần mất đi sau khoảng 1 đến 2 tuần.
Trên đây là những thông tin chi tiết về con nai mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về loài động vật thuộc phân họ hươu hiền lành này. Đồng thời, hãy cùng chung tay bảo vệ loài động vật quý hiếm này khỏi những hành động gây tổn hại đến chúng để bảo tồn nguồn gen quý cho hệ sinh thái tự nhiên.