Cá ngựa ăn gì? Vì sao cá ngựa đực mang thai và đẻ con?

con cá ngựa

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã biết đến loài cá ngựa, một món quà từ đại dương xanh, loài cá này có hình thù độc đáo do đầu với cổ của chúng có hình hài giống loài ngựa nên còn được gọi là hải mã. Vậy loài cá ngựa thuộc ngành gì, lớp gì? chúng ăn gì cũng như tập tính và nơi sinh sống cửa chúng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được lời giải đáp.

Phân loại cá ngựa (lớp, ngành)

Cá ngựa có tên khoa học là Hippocampus thuộc họ Syngnathidae, có mối quan hệ rất gần với giống cá chìa vôi. Chúng có kích thước về chiều dài khoảng 15cm.

Cá ngựa chính xác là một loài cá do chúng có đặc điểm là có vây ngực nằm ở gần mang và phía dưới của cơ thể có vây lưng. Màu sắc của một số loài cá ngựa cũng hết sức đa dạng, để trốn tránh kẻ thù nên chúng có màu trong suốt rất khó phát hiện.

Cá ngựa ăn gì?

Do đặc điểm của cá ngựa có mõm dài nên chúng có thể dễ dàng tóm và tiêu hóa con mồi. Mặt khác, do có đường tiêu hóa cực kỳ đơn giản nên cá ngựa chậm tiêu hóa thức ăn và chúng phải ăn liên tục để sống do khuyết dạ dày. Để có thể thoát khỏi sự xăm soi của kẻ thù và do chúng không bơi lội giỏi, cá ngừa thường bơi sát vào đám rong biển, san hô.

Thức ăn chủ yếu của cá ngựa là các loài giáp xác nhỏ trôi nổi trong nước biển hoặc bò dưới đáy đại dương. Trong đó, tôm và các loài giáp xác nhỏ là thức ăn đặc biệt yêu thích của chúng. Không chỉ ăn các loài giáp xác, cá ngựa còn tiêu thụ các động vật không xương sống khác và thậm chí cả ấu trùng của cá khác.

con cá ngựa đặc điểm

Cá ngựa săn mồi một cách hoàn hảo với sự ngụy trang và kiên nhẫn hiếm có, chúng có thể chờ đợi con mồi đến thời điểm thích hợp nhất để tóm gọn. Sau khi tiếp cận mà không gây sự chú ý đến con mồi, cá ngựa cho một lực đẩy lên do hình thái đầu cổ đặc biệt của chúng. Sau đó đầu nhanh chóng xoay được hỗ trợ bởi những đường gân lớn ở cổ và nhờ có yếu tố đàn hồi, chúng có thể vươn mõm dài đến tóm gọn con mồi. Cách thức rình mồi này chỉ phát huy một cách  hiệu quả ở những vùng biển lặng, sâu hoặc ở các rạn san hô.

Cá ngựa có ba quá trình tiêu hóa thức ăn là quá trình chuẩn bị, mở rộng và phục hồi. Trong đó, quá trình chuẩn bị, cá ngựa sẽ tiếp cận con mồi trong tư thế thẳng đứng, sau đó đầu chúng sẽ từ từ uốn cong.

Đối với quá trình mở rộng, cá ngựa tóm con mồi bằng mõm dài và ngẩng đầu lên, mở rộng khoang miệng rồi hút vào con mồi vào trong. Đối với quá trình phục hồi, đầu và bộ máy xương hàm sau khi mở rộng sẽ co bóp để trở về như lúc ban đầu.

Số lượng thức ăn có sẵn trong môi trường ảnh hưởng đến hành vi cá ngựa ăn. Cá ngựa sẽ ngồi và chờ đợi ở những khu vực có lượng thực vật nhỏ, nhưng một môi trường với thảm thực vật rộng lớn sẽ thúc đẩy cá ngựa kiểm tra môi trường của nó, kiếm ăn trong khi bơi thay vì ngồi và chờ đợi. Ngược lại, trong một khung cảnh hồ cá với thảm thực vật nhỏ, cá ngựa sẽ kiểm tra đầy đủ môi trường của nó và không cố ngồi và chờ đợi.

Tập tính sinh sản: Cá ngựa đực mang thai và đẻ con?

Tập tính sinh sản của cá ngựa cũng rất khác biệt. Theo các nhà khoa học thì để sinh sản thì cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào túi của cá ngựa đực nằm ở dưới bụng để ấp, làm cho hình dáng con đực phòng lên giống như đang mang thai.

cá ngựa đực đẻ con và mang thau
Hình ảnh cá ngựa đực đẻ con từ “chiếc túi” của mình

Trong đó, quá trình chuyển trứng giữa con cái và đực cũng khá phức tạp và đôi khi gặp thất bại do cá cái chưa thành thục hay do trứng bị rơi ra ngoài trong quá trình vận chuyển. 

Vào mùa sinh sản cá ngựa đực và cá cái gặp nhau, chúng sẽ tiếp cận nhau theo phương thẳng đứng của cơ thể, khi đó cá ngựa đực sẽ dùng đuôi cuốn vào thân hay đuôi cá ngựa cái di chuyển ngược dọc đáy biển rồi hướng thẳng lên nhiều lần.

Thời gian giao phối có thể kéo dài nửa giờ hoặc một giờ rưỡi. Trong quá trình giao phối màu sắc của cá ngựa đực và cá cái là màu trắng. Khi đó cá ngựa đực mở túi ấp cho cá ngựa cái chuyển trứng sang túi của nó để thụ tinh và ấp nổ.

Sau khi sinh sản cá ngựa cái có thể phát dục lại và đẻ trứng trở lại khoảng 20 ngày sau đó vơi nhiệt độ môi trường là 27 độ C. Cá ngựa cái trong vòng một năm có thể động dục tầm 10 lần. Trong đó mỗi cá thể đực nhận trứng và ấp khoảng  6 lần trong vòng 3 tháng, thực tiễn cho thấy mỗi con cá đực chỉ ấp tối đa 1-2 lần.

Nơi sinh sống của cá ngựa thường là các vùng biển nhiệt đới và ôn đới khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, chúng rất ưa thích những vùng biển gần bờ có nước trong, độ mặn cao và có nhiều cây cỏ thủy sinh như rong biển, tảo. Trong tự nhiên, cá ngựa thường được khai thác ở độ sâu không quá 30m so với mặt nước biển.

Trên đây là một số thông tin về phân loại, thức ăn, tập tính sinh sản cũng như nơi sinh sống của cá ngựa. Nếu các bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về loài cá ngựa hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi nhé.

5/5 - (2 votes)

One thought on “Cá ngựa ăn gì? Vì sao cá ngựa đực mang thai và đẻ con?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *