Cá mặt trăng là cá gì? Cá mặt trăng bơi bằng gì và ăn gì?

Cá mặt trăng là cá gì

Một loại cá nổi tiếng trên thế giới, và rất quý hiếm ở vùng biển nước ta chính là cá mặt trăng. Loại cá này với tên gọi rất ấn tượng, độc đáo, khiến cho nhiều người muốn tìm hiểu, nhằm  hiểu rõ hơn về cá mặt trăng.

Cá mặt trăng là cá gì?

Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola mola, hay còn được biết đến với tên gọi là cá mola. Đây là loài cá biển thuộc bộ cá nóc, thường sinh sống ở vùng nước sâu và có nhiệt độ thấp ở ngoài đại dương.

Sở dĩ cá mặt trăng có tên gọi độc đáo này là do tên tiếng anh của nó ở một số ngôn ngữ khác, mang ý nghĩa là mặt trăng. Còn tên tiếng anh do chúng di chuyển chậm chạp trên mặt biển, như đang nằm tắm nên còn có tên gọi là cá mặt trời.

Hình ảnh cá mặt trăng lười biếng

Các màu sắc sặc sỡ trên cơ thể chúng là điều vô cùng ấn tượng, vì vậy mà nó còn được biết đến với tên gọi là cá mặt trăng. Loài cá này có thân hình to lớn, khổng lồ nhưng lại mang biệt danh là loài cá lười biếng nhất ở đại dương.

Đặc điểm và tập tính sinh sản của cá mặt trăng

Đặc điểm của cá mặt trăng

Về hình dáng cá mặt trăng trên thực tế được nhiều người nhận xét là xấu xí và không hề tương xứng như cái tên của nó. Hình dáng bên ngoài của cá mặt trăng kỳ quái, với phần thân có hình bầu dục, dẹp 2 bên với 2 vây rất ngắn. Chiều dài cá mặt trăng từ 3,5- 5,5m, phần đuôi ngắn, đầu hơi tròn, phần mình dẹt, thân hình ngắn chính là điểm bất lợi của chúng.

Cá mặt trăng bới rất kém, nên thường để cơ thể thả trôi theo dòng nước. Da cá mặt trăng trơn, không có vảy, nhưng có độ nhám và màu sắc sặc sỡ. Điểm đặc biệt và thu hút sự chú ý của mọi người về cá mặt trăng chính là ở đôi mắt. 

Chúng thường sinh sống ở vùng nước lạnh, nên nhiệt độ của môi trường chính là yếu tố đã ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá. Đôi mắt cá mặt trăng  thường có các mô và cặp cơ hoành nằm ở bên trong làm nhiệm vụ phát ra nhiệt và sưởi ấm mắt, não cá.

cá mặt trăng có kích thước vô cùng lớn
cá mặt trăng có kích thước vô cùng lớn

Tập tính sinh sản của cá mặt trăng

Cũng như đa số các họ nhà cá thông thường, thì cá mặt trăng là loại sinh vật đẻ trứng, chúng đẻ rất nhiều trứng trong mỗi kỳ sinh sản. Cá mặt trăng không ấp trứng mà sau khi mang thai khoảng 3 tuần, thì cá mẹ sẽ để số trứng của mình trôi lơ lửng ngoài môi trường sống. Sau đó, chúng sẽ tự nở ra cá con, nếu như không bị những sinh vật khác ăn mất.

Giống cá mặt trăng nhỏ sẽ sử dụng vây để bơi, nhưng khi trưởng thành chúng sẽ hạn chế dùng vây do trọng lượng cơ thể không đều, mà để thả trôi tự nhiên theo dòng hải lưu.

Cá mặt trăng ăn gì?

Mặc dù sở hữu thân hình to lớn, khổng lồ nhưng cá mặt trăng hầu như chẳng bao giờ ăn những con mồi có kích thước lớn. Thức ăn chính của cá mặt trăng bao gồm có rêu, tảo, giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác. Món ăn yêu thích của cá mặt trăng chính là các loại rong, thủy mẫu, động vật giáp xác phù du, ấu trùng cá chình…

Cá mặt trăng bơi bằng gì?

Cá mặt trăng là loại cá nước mặn, thường sinh sống ở vùng biển nhiệt đới, phân bố trên toàn thế giới.Vì có đặc tính hiền, thân hình to tròn và ngắn nên cá mặt trăng ít khi tấn công các loài khác dưới đáy biển.

Bạn đang thắc mắc về câu hỏi cá mặt trăng bơi như thế nào với thân hình đồ sộ của mình? Lúc nhỏ, cá mặt trăng bơi rất khỏe và bơi theo đàn, để tìm kiếm thức ăn và học cách săn mồi, bảo vệ cho nhau.

 Tuy nhiên, khi trưởng thành, lúc này chúng chỉ thích sống đơn lập từng cá thể, cũng như lúc này cơ thể to tròn với kích thước ngắn, nên lực bơi của nó rất yếu. Do vậy, cá mặt trăng thường không tự bơi, mà thả trôi mình theo dòng nước.

cá mặt trăng bơi rất chậm
cá mặt trăng bơi rất chậm chạp

Khi săn mồi, cá mặt trăng mới dồn hết lực để bơi và lặn xuống biển rất nhanh chóng. Kiếm mồi xòn, chúng lại để cho thân mình trôi tự do. Mặc dù thân hình to lớn, và khả năng bơi yếu, nhưng khi đối diện với những con sóng hoặc bão dưới lòng đại dương, thì cá mặt trăng dùng cách lật ngang thân mình. Tiếp đến chúng dùng vây lưng và vây hậu môn bơi, trước tình huống sống còn thì tốc độ bơi lúc này của cá mặt trăng không còn chậm chạp nữa.

Ở nước ta, cá mặt trăng rất hiếm gặp, thỉnh thoảng bắt gặp loài cá này ở vùng Bạch Long Vĩ của Vịnh Bắc Bộ, với số lượng rất ít. Chính vì vậy, cá mặt trăng là một trong số những loài động vật quý hiếm được Nhà nước bảo vệ, cấm săn bắt, hoặc buôn bán, khai thác, trao đổi dưới mọi hình thức.

Với tên gọi rất hay, ấn tượng thì cá mặt trăng  được xếp vào là một trong những loại cá có nhiều bí ẩn, luôn được nhiều người muốn tìm hiểu. Qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được những thông tin liên quan đến cá mặt trăng, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như biết cách bảo vệ cá mặt trăng.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *